Công ty BankStar xin gửi tới Quý Đơn vị lời chào trân trọng và cảm ơn Quý Đơn vị đã cử cán bộ tham dự các khoá đào tạo của chúng tôi trong thời gian qua.
Kính thưa Quý Đơn vị,
Bên cạnh bất động sản, các động sản hữu hình như ô tô, hàng hóa, máy móc, thiết bị… cũng chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong danh mục tài sản bảo đảm của các TCTD, đặc biệt đối với các doanh nghiệp không có tài sản là bất động sản như các doanh nghiệp nhỏ hay doanh nghiệp start-up. Do đặc tính dễ di chuyển (do đó dễ bị tẩu tán) và thường không phải đăng ký sở hữu của các tài sản này, các TCTD gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý và xử lý các tài sản bảo đảm này và trong nhiều trường hợp đứng trước nguy cơ mất vốn. Một số hợp đồng bảo đảm cũng bị tuyên vô hiệu do vấn đề mô tả không rõ tài sản bảo đảm hay nghĩa vụ được bảo đảm. Về điểm này, Khoá học mang đến bức tranh toàn cảnh về nhận tài sản bảo đảm là động sản, đặc biệt là các khía cạnh pháp lý gắn với việc xác lập và quản lý loại tài sản bảo đảm này để phòng ngừa nguy cơ không còn hay giảm sút giá trị tài sản bảo đảm khi xử lý.
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, tài trợ bằng quyền tài sản đã và đang trở thành xu hướng. Với tư cách là tài sản bảo đảm mới và trong bối cảnh các quy định pháp luật còn khá sơ lược, câu hỏi đặt ra với các TCTD là làm thế nào để có thể xác lập được các biện pháp bảo đảm hiệu quả đối với các tài sản bảo đảm này? Trả lời câu hỏi này, Khoá học đề cập một cách chuyên sâu và toàn diện các loại quyền tài sản được sử dụng làm tài sản bảo đảm trong thực tiễn cấp tín dụng, từ các loại quyền tài sản phổ biến như quyền đòi nợ, quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai, chứng khoán đến các loại hình quyền tài sản mới được sử dụng như quyền thuê bất động sản, quyền sử dụng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, quyền khai thác, phát triển dự án hay quyền sở hữu trí tuệ. Các rủi ro gắn với việc xác lập, quản lý và xử lý thế chấp đối với các quyền tài sản được phân tích chi tiết kèm theo các giải pháp linh hoạt và hiệu quả dành cho các TCTD.
Khoá học cũng phân tích các quy định mới có liên quan của Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2021 quy định thi hành Bộ luật dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ như khái niệm hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, quyền truy đòi tài sản bảo đảm, đầu tư vào tài sản thế chấp…cũng như các quy định mới của dự thảo Nghị định về đăng ký biện pháp bảo đảm sẽ được ban hành trong thời gian tới.
Được ra mắt lần đầu tiên, khóa học được thiết kế theo hướng ứng dụng cầm tay chỉ việc cho các TCTD.
Sinh động, thực tế, có tính ứng dụng cao và được chọn lựa kỹ càng, các tình huống có trong bài giảng bám sát công việc thường ngày của nhân sự có liên quan của TCTD.
Công ty BankStar rất mong nhận được sự quan tâm và hân hạnh nhận được danh sách đăng kí cán bộ tham dự khóa học từ phía Quý đơn vị.
1. Mục đích khóa học: Khóa học cung cấp cho học viên bức tranh pháp lý tổng thể về cấp tín dụng có bảo đảm bằng động sản hữu hình và quyền tài sản. Học viên sẽ có góc nhìn toàn diện, đa chiều về đề tài này cũng như sẽ được chia sẻ các giải pháp hiệu quả và thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân các cấp. Khóa học cũng cập nhật các quy định và hướng dẫn mới nhất liên quan đến chủ đề này.
2. Đối tượng tham dự: Lãnh đạo hội sở, chi nhánh, cán bộ tín dụng, chính sách tài sản bảo đảm, quan hệ khách hàng, quản trị rủi ro, thẩm định, tái thẩm định, pháp chế, xử lý nợ và phòng giao dịch của NHTM.
3. Nội dung chủ yếu: Xin xem phần nội dung đính kèm
4. Giảng viên:
– Thẩm phán Nguyễn Thị Thùy Dung, Thạc sỹ, NCS Luật, Phó Chánh án Toà án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh.
– Luật sư Bùi Đức Giang, tiến sĩ Đại học Paris 2, Pháp, chuyên gia phản biện độc lập dự thảo Nghị định 21 (với bài viết mới nhất về nghị định này trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn thu hút sự quan tâm, tranh luận của đông đảo bạn đọc và người hoạch định chính sách, được gửi kèm thư mời này), với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tại nhiều công ty luật quốc tế và các doanh nghiệp lớn, đặc biệt thường xuyên tư vấn và giảng dạy cho các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng về pháp luật về giao dịch bảo đảm.
Các giảng viên là các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm tham gia trực tiếp quản lý, xử lý và giải quyết tranh chấp. Giảng viên đã tham gia giảng dạy nhiều khóa học về pháp luật trong hệ thống tài chính–ngân hàng và được học viên đánh giá cao về kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn phong phú cũng như phương pháp truyền đạt trực tuyến sinh động, dễ hiểu.
5. Thời gian, hình thức học:
5.1. Thời gian: 02 ngày, 20 & 21/05/2022 (Thứ 6, Thứ 7)
Buổi sáng: 8h30 – 11h30 * Buổi chiều: 13h30 – 16h30
5.2. Hình thức học: Trực tuyến qua Microsoft Teams (Ban tổ chức sẽ gửi đường link qua email cho học viên chậm nhất vào 16h00 ngày 19/05/2022).
6. Học phí: 1.500.000đ/1 người.
– Chuyển khoản: Vào tài khoản số: 05511.8186.8682 của Công ty TNHH Tư vấn và Đào tạo BankStar tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Chi nhánh Hai Bà Trưng
7. Đăng ký tham dự và nhập học:
Danh sách học viên đăng ký tham dự của Quý Đơn vị (theo mẫu đính kèm) xin gửi về email cuongvnba@gmail.com của Công ty TNHH Tư vấn và Đào tạo BankStar trước 16h ngày 18/05/2022;
Xin vui lòng liên hệ: Công ty TNHH Tư vấn và Đào tạo BankStar,
Anh Nguyễn Đức Cương, Tel: 024.6652.8986 – Fax: 024.6652.8986 – DĐ: 0984.7799.68 – Email: cuongnd@bankstar.com.vn.
Xin trân trọng cảm ơn./.