Khóa học: Nhận diện và phòng ngừa rủi ro trong giao dịch bảo đảm tại Nguồn

Công ty BankStar xin chân thành cảm ơn Quý đơn vị đã dành cho công ty chúng tôi sự tín nhiệm và hợp tác trong thời gian qua.

Kính thưa Quý Đơn vị,

Xử lý được và một cách hiệu quả tài sản bảo đảm là mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức tín dụng. Việc nhận diện và phòng ngừa các rủi ro pháp lý có thể phát sinh đóng góp quan trọng vào mục tiêu này. Rất nhiều vấn đề có thể phát sinh trong giai đoạn xử lý TSBĐ có thể tránh được ngay trong giai đoạn xác lập giao dịch bảo đảm.

Trong thời gian qua hàng loạt văn bản pháp luật mới đã được ban hành và tác động trực tiếp đến hoạt động nhận tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng. Có thể kể đến Luật đất đai 2024, Luật kinh doanh bất động sản 2023, Luật nhà ở 2023 và một loạt các văn bản hướng dẫn thi hành. Các văn bản này có các thay đổi quan trọng liên quan đến tài sản bảo đảm, nội dung và hình thức của hợp đồng bảo đảm.

Bên cạnh đó, pháp luật về thi hành án dân sự cũng có các quy định mới liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm, như quy định về xử lý thế chấp phần vốn góp, cổ phần. Vận dụng các quy định này vào việc ký kết hợp đồng bảo đảm sẽ giúp tăng cường hiệu quả của công tác xử lý loại tài sản bảo đảm đặc thù này. Một số hướng dẫn mới về thi hành án dân sự có liên quan cũng được ban hành trong thời gian qua.

Luật công chứng số 46/2024/QH15 ngày 26 tháng 11 năm 2024 với nhiều quy định mới, đặc biệt về công chứng giao dịch bất động sản sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2025.

Ngoài ra, Tòa án nhân dân tối cao cũng ban hành một số hướng dẫn và án lệ mới có tác động đáng kể đến hoạt động nhận tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng. Có thể kể đến hướng dẫn về việc kê biên động sản, xác định vị trí của bất động sản hay tuyên hợp đồng thế chấp vô hiệu.

Trên cơ sở phân tích các quy định và hướng dẫn mới nêu trên cũng như pháp luật thực định, khóa học “Nhận diện và phòng ngừa rủi ro trong giao dịch bảo đảm tại nguồn” tập trung làm rõ các rủi ro pháp lý đối với các tổ chức tín dụng liên quan đến việc xác lập giao dịch bảo đảm. Khóa học đưa ra các giải pháp linh hoat, hiệu quả và có tính ứng dụng cao được đúc rút từ thực tiễn cấp tín dụng có bảo đảm của các tổ chức tín dụng và thực tiễn giải quyết tranh chấp tại tòa án các cấp.

1. Mục đích khóa học:

Khóa học giúp hệ thống hóa các kiến thức cần thiết liên quan đến việc xác lập giao dịch bảo đảm. Học viên sẽ được cung cấp bức tranh toàn cảnh và chuyên sâu về tài sản bảo đảm, nội dung và hình thức của hợp đồng bảo đảm.

Khóa học giúp học viên nắm vững các tác động của quy định mới về giao dịch bảo đảm cũng như thực tiễn xét xử của Tòa án; củng cố tư duy pháp lý và kỹ năng tìm kiếm những giải pháp thực tiễn hiệu quả và linh hoạt để nhận diện và phòng ngừa rủi ro ngay từ giai đoạn xác lập và đăng ký giao dịch bảo đảm; cải thiện kỹ năng phân tích các khó khăn, vướng mắc khi xác lập một số giao dịch bảo đảm đặc thù, qua đó đề xuất hướng khắc phục.

Với tính chất cầm tay chỉ việc và thông qua các ví dụ và trường hợp thực tiễn, Khóa học rất hữu ích và có tính ứng dụng cao.

2. Đối tượng tham dự: Cán bộ lãnh đạo hội sở, chi nhánh, phòng giao dịch, cán bộ, chuyên viên nghiệp vụ tín dụng, khách hàng, quản lý rủi ro, thẩm định, cán bộ pháp chế, xử lý nợ và các cán bộ khác có liên quan tại các NHTM.

3. Nội dung chủ yếu: xin xem phần nội dung đính kèm

4. Giảng viên:

– Thạc sĩ Phạm Thị Thịnh, Trưởng phòng nghiệp vụ, Cục Đăng ký đất đai, Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

– Thẩm phán Nguyễn Thị Thùy Dung, Phó Chánh án Tòa án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh;

Luật sư Bùi Đức Giang, tiến sĩ Đại học Paris 2, Pháp & Giảng viên Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội, với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tại nhiều công ty luật quốc tế và các doanh nghiệp lớn, đặc biệt thường xuyên tư vấn và giảng dạy cho các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng về pháp luật về pháp luật ngân hàng và pháp luật về giao dịch bảo đảm. Giảng viên đã tham gia giảng dạy một số lớp về các tác động của các quy định mới tới hoạt động cấp tín dụng có bảo đảm và nhận được sự đánh giá rất tích cực từ phía các tổ chức tín dụng.

5. Thời gian, hình thức tham dự:

a. Thời gian:

– Khóa học 1: 02 ngày 21 & 22/5/2025 (Thứ 4, Thứ 5)

– Khóa học 2: 02 ngày 30 & 31/5/2025 (Thứ 6, Thứ 7)

Buổi sáng 8:30 – 11:30   *    Buổi chiều: 13:30 – 16:30

b. Hình thức tham dự: Trực tuyến qua Microsoft Teams

c. Tổ chức trực tiếp tại trụ sở của Ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng theo yêu cầu riêng của đơn vị.

6. Học phí: 2.000.000đ/1 ngư­ời

– Chuyển khoản: Vào tài khoản số: 05511.8186.8682 của Công ty TNHH Tư vấn và Đào tạo BankStar tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Chi nhánh Hai Bà Trưng.

7. Đăng ký tham dự và nhập học:

Danh sách học viên đăng ký tham dự của Quý Đơn vị (theo mẫu đính kèm) xin gửi mail về Công ty TNHH Tư vấn và Đào tạo BankStar trước 12h ngày 19/05/2025;

Công ty BankStar rất mong Quý Đơn vị quan tâm và cử cán bộ tham dự khóa học của chúng tôi.

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ: Công ty TNHH Tư vấn và Đào tạo BankStar, Anh Nguyễn Đức Cương, Tel: 024.6652.8986 – Fax: 024.6652.8986 – DĐ: 0984.7799.68 – Email: cuongnd@bankstar.com.vn.

Xin trân trọng cảm ơn./.