BankStar xin trân trọng gửi tới Quý Đơn vị một chương trình đào tạo mới với chủ đề: “Pháp lý tiền gửi: Quản lý rủi ro pháp lý từ quy định mới của Ngân hàng Nhà nước”. Khóa học đã được giảng dạy riêng cho một số ngân hàng trong thời gian qua và nhận được phản hồi rất tích cực từ phía các học viên.
Khóa học sẽ tập trung phân tích các quy định của Thông tư số 48/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi tiết kiệm và Thông tư số 49/2018/TT-NHNN về tiền gửi có kỳ hạn được ban hành cùng ngày 31 tháng 12 năm 2018, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 5 tháng 7 năm 2019. Cho đến thời điểm hiện tại không ít ngân hàng vẫn đang bối rối trong việc hiểu và áp dụng một số quy định mới của các văn bản này.
Khóa học sẽ giúp học viên nắm bắt phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của hai thông tư này đồng thời, các điểm mới so với các quy định hiện hành cũng như các điểm mâu thuẫn hay còn chưa thực sự rõ ràng trong các quy định của hai thông tư này, qua đó học viên sẽ được trang bị các kiến thức cập nhật và thực tế để phát hiện sớm và phòng ngừa các rủi ro pháp lý có thể phát sinh từ các giao dịch liên quan đến tiền gửi, dù là tiền gửi tiết kiệm hay tiền gửi có kỳ hạn.
Khóa học cũng sẽ trang bị cho các học viên các kiến thức chuyên sâu liên quan đến bản chất pháp lý của hoạt động gửi tiền, các giao dịch có đối tượng là tiền gửi, đặc biệt biện là các pháp bảo đảm đối với tiền gửi và một số kỹ năng soạn thảo các văn bản, hợp đồng liên quan đến tiền gửi trên cở sở tham khảo kinh nghiệm của một số nền pháp luật tiên tiến như: Anh, Úc…
1. Mục đích khóa học:
– Phân tích những tác động của các quy định mới về tiền gửi, tiên lượng các rủi ro pháp lý có thể phát sinh cũng như thực tiễn xét xử của các Tòa án; đề xuất các giải pháp thực tiễn hiệu quả và linh hoạt để nhận diện và phòng ngừa rủi ro, xây dựng các quy định nội bộ cũng như các văn bản, hợp đồng phục vụ các giao dịch về tiền gửi.
– Trang bị cho học viên một số kỹ năng soạn thảo hợp đồng theo Thông tư 48 & 49 của NHNN trên cơ sở tham khảo một số nền pháp luật Anh, Úc,…
2. Đối tượng tham dự: Quý vị lãnh đạo; cán bộ tín dụng, cán bộ khách hàng, quản lý rủi ro, thẩm định, pháp chế, xử lý nợ và các cán bộ khác có liên quan của NHTM và các chi nhánh ngân hàng.
3. Nội dung chủ yếu: xin mời xem file đính kèm.
4. Giảng viên:
– Tiến sĩ, Luật sư Bùi Đức Giang, thành viên Tổ biên tập dự thảo nghị định về giao dịch bảo đảm (hướng dẫn áp dụng Bộ luật dân sự 2015), chuyên gia đầu ngành về pháp luật ngân hàng và pháp luật về giao dịch bảo đảm, với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tại nhiều công ty luật có uy tín và doanh nghiệp lớn và kỹ năng giảng dạy sinh động, dễ hiểu và với nội dung giảng dạy có tính ứng dụng cao trong thực tiễn.
5. Thời gian, địa điểm:
5.1. Tại Hà Nội: Khách sạn Tăng Bạt Hổ – số 1A Tăng Bạt Hổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Thời gian: 01 ngày, 28/9/2019 (Thứ 7)
5.2. Tại TP Hồ Chí Minh: Khách sạn Universe Central Sài Gòn – 549 Trần Hưng Đạo, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh
Thời gian: 01 ngày 12/10/2019 (Thứ 7)
Buổi sáng 8:30 – 11:30 * Buổi chiều: 13 :30 – 17:00
6. Học phí: 1.250.000đ/1 học viên, có thể nộp bằng:
– Tiền mặt: Học viên nộp trực tiếp cho BTC khoá học khi nhập học.
– Chuyển khoản: Vào tài khoản số: 05511.8186.8682 của Công ty TNHH Tư vấn và Đào tạo BankStar tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Chi nhánh Hai Bà Trưng.
– Học viên tự lo chi phí ăn ở, phương tiện đi lại.
7. Đăng ký tham dự và nhập học:
Danh sách học viên đăng ký tham dự của Quý Đơn vị (theo mẫu đính kèm) xin gửi về BankStar tại Hà Nội trước ngày 16/9/2019 và tại TP Hồ Chí Minh trước ngày 09/10/2019; Trên cơ sở đăng ký này chúng tôi sẽ gửi Giấy mời Nhập học tới Quý Đơn vị để xác nhận thông tin.
Xin vui lòng liên hệ: Công ty TNHH Tư vấn và Đào tạo BankStar,
Anh Nguyễn Đức Cương, DĐ: 0984.7799.68 – Email: cuongvnba@gmail.com – Tel: 024.6652.8986 – Fax: 024.6652.8986.
Xin trân trọng cảm ơn./.