Trong khi biện luận, khéo léo dùng các con số có thể làm tăng sức thuyết phục và khả năng truyền cảm quan điểm của mình. Ví dụ, trong cuộc thi hùng biện theo lời mời của sinh viên của các trường đại học ở Trung Quốc lần thứ nhất, có một chủ đề biện luận như sau: “Nguy cơ sinh thái có thể huỷ diệt loài người.“ Đội đại học Khoa học kỹ thuật Trung Quốc đã khéo léo vận dụng các con số để lớn tiếng đồng tình ủng hộ tính khả năng “huỷ diệt loài ngoài“.
Theo thống kê trên tư liệu, mỗi năm toàn thế giới có gần 27 triệu hecta đồng ruộng đang dần bị sa mạc hoá, trong đó có 6 triệu hecta đất đai đã biến hành sa mạc, ngay cả đáy biển cũng ngày một bị sa mạc hoá, xin hỏi đội bạn rằng, đất đai đang bị ăn mòn một lượng lớn như vậy thì trái đất có thể chịu đựng bao lâu nữa? Xin hỏi tiếp là nếu mất đi chỗ dựa về đất đai, liệu con người có thể đảm bảo được sự sinh tồn và phát triển của mình không? Chúng ta hãy xem mức độ nghiêm trọng do công năng của sinh thái bị phá huỷ gây nên. Theo thống kê, hàng năm trên thế giới có gần 20 triệu ha rừng bị chặt phá bừa bãi, điều này đã gây nên hiệu ứng nhà kính có tính toàn cầu. Từ những năm … đến nay, cái tin “mùa hè nóng đến chết người“ từ lâu đã không còn mới mẻ nữa.
Theo IPPC tức Uỷ ban chuyên giám sát sự biến đổi khí hậu của chính phủ gần đây cho biết: “Nồng độ khí trong phòng ấm như CO2… đến trước năm 2050 sẽ tăng gấp đôi mức hiện nay, đó là còn chưa tính đến lượng CO2 thải ra đang ngày một tăng cùng với vấn đề dân số ngày một đông. Nếu các bạn không dám nhìn thẳng vào nguy cơ nghiêm trọng này, lẽ nào con người trên trái đất chết hết một lần thì mới thừa nhận điểm chẳng lành này.“ Chúng ta cùng xem tiếp mức độ cân bằng của môi trường sinh thái bị huỷ hoại. Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có gần 50000 loài sinh vật đang dần bị tiêu diệt sạch, lớn gấp 10 lần tiêu diệt tự nhiên – Xin hỏi các bạn, trên thế giới liệu sẽ còn bao nhiêu loài sinh vật chịu được sự bóp nghẹt tàn khốc như vậy? Điều tôi muốn nhắc nhở đội bạn là, nếu phân chia từ góc độ khoa học, trong thế giới tự nhiên, loài người được xếp vào loại động vật có xương sống, động vật có vú bộ linh trưởng, là một trong các loài sinh vật trên thế giới. Khi mà loài sinh vật trên thế giới đều bị tiêu diệt hết, liệu con người còn có khả năng độc lập sinh tồn trên thế giới nữa không?“
Đội đại học Khoa học kỹ thuật Trung Quốc đã liệt kê ra những số liệu chính xác và sự thật hiển nhiên, rõ ràng khiến cho mọi người cảm thấy “nguy cơ sinh thái“ có khả năng “huỷ diệt loài người“. Song đội phản biện là đại học Vũ Hán không chịu kém, họ cũng liệt kê ra rất nhiều sự thực và số liệu để khiến mọi người tin ngay rằng nguy cơ sinh thái chẳng qua chỉ là một trong rất nhiều vấn đề sinh ra trong quá trình phát triển của loài người. Vấn đề này chắc chắn sẽ được giải quyết trong quá trình nhân loại phát triển. Họ đã đưa ra những lí do của mình như sau:
“Thứ nhất, việc áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại có thể làm tái sinh phương thức sản xuất vẫn đang dần phát triển. Không cần phải nhắc đến trong ngành công nghiệp bảo vệ môi trường của Nhật Bản có hơn 200 công ty được khen ngợi là “sản nghiệp ngôi sao“, cũng không cần phải nhắc đến công ty “Race“ ở Đức từ lâu đã nghiên cứu ra loại xe hơi có thể thu hồi dùng lại toàn bộ khí thải, càng không cần phải nhắc đến ngành bảo vệ môi trường của nước ta mặc dù vừa mới bắt đầu song giá trị sản lượng hàng năm đã đạt được trên 3 tỉ đô la Mĩ, chỉ cần nói đến ngành nông nghiệp những người nông dân Thượng Hải một mặt có thể giảm bớt vấn đề ô nhiễm trong thành phố, mặt khác đã đẩy mạnh việc trồng rau xanh ở nông thôn. Hãy nhìn kĩ thuật mới, cuộc sống mới đang xuất hiện bên cạnh chúng ta, vì sao đội bạn còn phải đau xót than rằng loài người sắp bị huỷ diệt chứ? Thứ hai, những thành quả mà con người xử lí nguy cơ sinh thái có thể nói là đâu đâu cũng thấy. Lấy ví dụ như Trung Quốc chúng ta, kể từ khi coi việc bảo vệ môi trường là quốc sách hàng đầu cho tới nay, nước ta đã ban bố 4 bộ luật bảo vệ môi trường, 231 tiêu chuẩn về môi trường. Đồng thời còn xây dựng hơn 2000 trạm đo đạc giám sát môi trường, có hơn 40000km2 khu bảo tồn động vật quý hiếm. Điều để chúng ta tự hào nhất là hệ thống rừng phòng hộ ở phía Bắc hiện nay có tới 4480km chiều dài, được đánh giá là: “Công trình sinh thái đứng đầu thế giới.“ Trước hàng loạt những thành tựu đáng mừng như vậy, đội bạn không nên quá run sợ trước nguy nan, việc gì phải hoảng hết lo lắng chứ!“
Lời hùng biện đĩnh đạc hùng hồn của đối phương cùng với hàng loạt các con số và dữ liệu khiến cho mọi người tràn đầy niềm tin và hi vọng về tương lai nhân loại. Đây chính là sức lôi cuốn kì lạ của những con số.
Trong khi biện luận hay diễn giảng, khuyên nhủ, nếu chỉ đơn giản liệt kê ra các con số chính là qua các con số chính là qua cách vận dụng con số có thể làm cho ý tưởng mình muốn biểu đạt càng thêm hình tượng, cụ thể, tăng sức thuyết phục, truyền cảm. Để đạt được mục đích này, trong khi biện luận, việc vận dụng khéo léo và biến đổi các con số là một điều rất cần thiết. Xin hãy xem ví dụ sau đây.
Trong thời kỳ chiến tranh xâm lược Trung Quốc, Nhật Bản đã phạm phải một tội ác tầy trời tại Trung Quốc. Hai bàn tay xâm lược của Nhật Bản nhuốm đầy máu tươi của nhân dân Trung Quốc. Thế nhưng, một số phần tử chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản đến nay vẫn thường nguỵ biện cho việc này, hòng che lịch sử, chối bỏ trách nhiệm của hành vi tội lỗi đó. Vì vây, có một người Trung Quốc đã phẫn nộ đưa ra ví dụ về các cuộc tàn sát đẩm máu lại Nam Kinh của quân xâm lược Nhật Bản:
“Trong vòng hơn một tháng diễn ra hành vi man rợ đó, quân xâm lược Nhật Bản hung bạo đã tàn sát 300000 người Trung Quốc tại Nam Kinh: 300000 người khi xếp thành luỹ có thể nối từ Hàng Châu đến Nam Kinh. Thi thể của 300000 người có thể chất thành 2 toà khách sạn Kim Lăng cao 37 tầng, máu của 300000 người có đến 1200 tấn.“
Sau khi biến đổi các con số, uy lực của việc phản bác mỗi lúc một tăng. Nếu nói cách khác là: “Trong cuộc tàn sát đẫm máu của quân xâm lược Nhật Bản tại Nam Kinh, chúng đã giết chết 300000 người Trung Quốc quả là độc ác vô nhân đạo, rất nhẫn tâm.“ Mặc dù cũng biểu đạt nội dung như vậy, song uy lực phản bác đã giảm đi rất nhiều. Tại sao vậy? Bởi vì mặc dù người thứ hai đã liệt kê ra một số con số. Song người ta khó cảm nhận một cách sinh động hình tượng được con số 300000 này có nghĩa là bao nhiêu. Còn người thứ nhất đã tiến hành biến đổi thành độ dài: Có thể nối liền từ Hàng Châu đến Nam Kinh, khiến mọi người phải tặc lưỡi kinh hãi. Sau đó, anh ta lại đổi thành độ cao và thể tích, có thể chất thành hai khách sạn Kim Lăng cao nhất Nam Kinh, khiến người ta cảm nhận một cách sâu sắc hành vi tàn bạo chưa từng có của quân xâm lược Nhật Bản, cuối cùng lại đổi thành lượng máu tươi khiến người ta thấy kinh sợ: 1200 tấn. Máu của mỗi người chỉ có mấy nghìn CC điều này tự nhiên phải nghĩ 1200 tấn là bao nhiêu CC, nó còn tỏ ra hình tượng hơn cả cách so sách chung chung là “máu chảy thành sông“. Qua cách biến đổi này, tội ác tày trời của bọn xâm lược Nhật đã bị vạch trần chân tướng.
Trong các cuộc thi hùng biện hay cuộc sống thực tế, các ví dụ vận dụng cách biến đổi các con số để giành thắng lợi có thể nói là kể ra không hết. Ví dụ như, ở nước Mĩ trước khi quyết định xây dựng công trình thuỷ lợi Niagra Falls đã có rất nhiều người phản đối, họ đã đưa ra rất nhiều lí do nói rằng không nên xây dựng công trình thuỷ lợi này. Song người quyết định dự án này qua cách vận dụng các con số, biến đổi các con số một cách sinh động, hình tượng, khiến cho chủ trương của mình tăng thêm sức thuyết phục, và cuối cùng đã thuyết phục thành công những người phản đối đó. Xin hãy xem người quyết định dự án này đã khéo léo biến đổi các con số như thế nào:
“Chúng tôi được biết trong nước hiện có mấy triệu người dân phải sống rất khổ cực, bởi vì họ không đủ chất dinh dưỡng, trông rất tiều tuỵ, thậm chí có người còn thiếu cả bột mì ăn cho đỡ đói. Thế nhưng thành phố Niagara Falls trong mỗi giờ vô hình chung đã tiêu hao mức năng lượng lương đương 250000 chiếc bánh mì. Chúng ta có thể tưởng tượng rằng mỗi một tiếng có 600000 quả trứng gà cao hơn cả vách núi, trở thành một chiếc bánh trứng khổng lồ như một trái núi, sau đó rơi vào dòng nước chảy xiết. Đây quả là sự lãng phí khủng khiếp làm người ta kinh ngạc biết bao. Tại sao chúng ta không tận dụng nó chứ?“
Như vậy, thông qua việc khéo léo biến đổi các con số, người quyết sách đã biến đổi mức năng lượng khổng lồ vô hình phải tiêu phí trong mỗi tiếng đồng hồ ở Niagara Falls thành 250000 chiếc bánh mì, lại dùng hàng vạn quả trứng gà khiến cho những người phản đối cảm nhận một cách sâu sắc lợi ích to lớn của việc xây dựng công trình thuỷ lợi này, cuối cùng đã khiến họ tâm phục khẩu phục. Rõ ràng những người quyết sách đó đã đạt được mục đích của mình, bởi vì, từ đó về sau, họ không bao giờ nghe thấy một lời phản đối nào.
Vận dụng cách biến đổi các con số cũng phải chú ý phân tích những con số nào thích hợp để biến đổi, nếu biến đổi tuỳ tiện thì chỉ “chữa lợn lành thành lợn què“ thôi! Nói chung những con số thích hợp cho việc biến đổi chủ yếu gồm có 3 loại:
Thứ nhất là những con số rất lớn. Có những con số dù rất lớn song nếu không biến đổi thì chưa chắc người ta đã ý thức được quy mô to lớn của nó. Nhưng nếu chỉ cần biến đổi nó, lập tức người ta sẽ nhận thức một cách hình tượng được mức độ lớn của nó. Ví dụ như 1 tỉ 133 triệu USD rốt cục lớn đến mức nào, một người bình thường khó biết rõ được Song nếu chuyển đổi như sau. “Chiến tranh vùng vịnh đã hao tổn 1 tỉ 133 triệu đô la Mĩ , khoản tiền khổng lồ này đủ để sở kế hoạch lương thực thế giới của Liên Hợp Quốc đầu tư và viện trợ trong suốt 200 năm cho các nước đang phát triển thuộc thế giới thứ ba, hao tổn của cuộc chiến tranh này tương đương với các thu nhập trong một năm của 40 nước châu Phi, một nửa số nợ chưa trả hiện nay của các nước châu Phi, tương đương với số tiền của 1000 lần viện trợ khẩn cấp của tổ chức UNESCO cho 12 triệu phụ nữ và trẻ em 6 nước châu Phi, tương đương với toàn bộ số chi phí quân sự của Irắc trong vòng 10 năm trở lại đây, tương đương với tổng số tiền viện trợ phát triển trong vòng 65 cho các nước châu Phi.“ “5 lần tương đương với”,“một lần đủ để“, 6 lần biến đổi này đã cho mọi người một ấn tượng cụ thể về hàm nghĩa của con số 1 tỉ 133 triệu USD.
Thứ hai là những con số rất nhỏ. Có những con số vô cùng nhỏ, rất khó cảm nhận được trong cuộc sống, nếu ta không biến đổi thì sẽ không thể biết được rốt cục nó nhỏ tới mức nào. Mọi người đều biết phân tử là rất nhỏ, song không hề biết nó nhỏ tới mức nào. Vì vậy, có người đã biến đổi con số, khiến cho cảm giác phân tử nhỏ bé của mọi người trở lên rất cụ thể, hình tượng, có ấn tượng sâu sắc. Anh ta đã chuyển đổi như sau: “Quả thực, phân tử rất nhỏ, 500 nghìn cho đến 1 triệu phân tử xếp lần lượt sát nhau theo kiểu con rắn bò cũng chỉ rộng bằng đường kính của một sợi tóc.“ Thật là hình tượng, thật là cụ thể.
Thứ ba là những con số cần được nhấn mạnh đặc biệt. Mọi người đều biết Thượng Hải là nơi xe cộ đông đúc tấp nập nhất ở Trung Quốc. Có người đã dùng cách biến đổi các con số để nhấn mạnh đặc biệt sự đông đúc của xe cộ: “Đường đi khó, đường đi khó, không nơi nào khó bằng Thượng Hải. Thượng Hải, một vùng được gọi là đô thị lớn ở phương Đông, diện tích chiếm hữu mặt đường bình quân đầu người chỉ chiếm 2m2 , Vào giờ tan tầm cao điểm, trên các ve buýt công cộng mỗi m2 có đến 13 người đứng. Bàn chân của 1 người lớn là 540cm2 , không biết là họ đã đứng như thế nào, e rằng ngay cả nhà đại số học Hualuogeng cũng không giải nổi bài toán số học quá khó này.“ Qua cách biến đổi này, mức độ đông đúc trên xe chỉ cần nghĩ qua là hiểu được ngay.
Song còn cần phải chú ý một số bí quyết biến đổi con số.
Thứ nhất phải chú ý liên hệ với các sự vật mà mọi người quen thuộc để biến đổi. Ví dụ, một người đã lấy sự vật mà mọi người đều biết như hồ Động Đình, núi Thái Sơn, sông Trường Giang để biến đổi con số 1 tỉ dân của Trung Quốc như sau: Theo ước tính, cả nước có 1 tỉ 100 triệu người, như vậy hồ Động Đình rộng 800 dặm chỉ như một bát nước uống 22 ngày là hết, ngọn núi Thái Sơn nguy nga sừng sững cũng chỉ như một cái bánh bao ăn 16 ngày là hết. Nếu như 1 tỉ 100 triệu người này cùng há miệng xếp hàng lần lượt thì có thể xếp thành 10 hàng dài ven bờ sông Trường Giang có chiều dài 6300 km suốt từ đầu nguồn tới cửa sông. Cách biến đổi này khiến cho người khác bất giác kinh ngạc trước số dân đông đúc như vậy của Trung Quốc, và sẽ cảm nhận sâu sắc được tính tất yếu trong việc thực hiện quốc sách sinh đẻ có kế hoạch.
Thứ hai, cần phải cố gắng biến đổi từ nhiều phương diện như độ dài, độ rộng, độ cao, thể tích…. Ví dụ, cách biến đổi con số 30 vạn người bị quân Nhật thảm sát cũng được tiến hành từ nhiều phương diện như trường độ, cao độ, thể tích. Cách biến đổi số dân 1 tỉ 100 triệu nói chung cũng như vậy.
Thứ ba, cần phải nêu ra quá trình biến đổi để cho người khác thêm tin phục. Ví dụ, có người trong quá trình biến đổi con số khổng lồ của dân số Trung Quốc đã tạo thành một đe doạ đối với khả năng chấp nhận một nền kinh tế, đã nêu ra quá trình tính toán của mình khiến mọi người lo lắng chính là xu thế này vẫn đang phát triển không ngừng. Ở Trung Quốc đại lục, năm trước ( tức là năm 1988 ) mỗi phút tăng thêm 29 người. Mỗi giờ tăng thêm 1740 người, mỗi ngày tăng thêm 41760 người, mỗi năm tăng thêm 15240000 người tương đương với số dân của Italia. Theo ước tính, mỗi người hàng năm dùng hết 200 kg lương thực. Số dân mới tăng trong cả nước Trung Quốc mỗi năm sẽ dùng hết hơn 100 triệu kg lương thực. Nếu mỗi người hàng năm dùng 2m vải thì số dân tăng này trong cả nước mỗi năm cần hơn 30 triệu m2 vải …
Trong đoạn văn này, con số về lượng người mới tăng thêm của Trung Quốc mỗi phút, mỗi giờ, mỗi ngày, mỗi năm cùng với mức tiêu hao khổng lồ của dân số mới phát sinh này đều được nêu ra quá trình tính toán khiến mọi người tin phục.
– Sưu tầm –