Khoá học TRỰC TUYẾN: Thực tiễn xử lý tài sản bảo đảm theo quy định mới của pháp luật

Công ty BankStar xin gửi tới Quý Đơn vị lời chào trân trọng và cảm ơn Quý Đơn vị đã đăng ký cán bộ tham dự các khoá đào tạo của chúng tôi trong thời gian qua.

Trong tháng 11/2021, chúng tôi đã tổ chức thành công khoá học nêu trên qua Microsoft Teams. Khoá học được học viên đánh giá rất xuất sắc về chất lượng nội dung cũng như phương pháp trao đổi giữa giảng viên và học viên. Theo đề nghị của một số Đơn vị do chưa bố trí cán bộ tham dự lần trước, Công ty BankStar tiếp tục tổ chức khoá học này trong tháng 12/2021 nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của các tổ chức tín dụng hiện nay.

Khi phát sinh trường hợp phải xử lý tài sản bảo đảm, vấn đề đặt ra đối với các tổ chức tín dụng là phải làm sao để có thể xử lý tài sản bảo đảm một cách hiệu quả nhất. Trong thực tế có rất nhiều vấn đề pháp lý có thể phát sinh tại thời điểm đó mà tổ chức tín dụng cần phải giải quyết để có thể xử lý tài sản bảo đảm một cách hiệu quả.

Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có rất nhiều quy định mới về xử lý tài sản bảo đảm, trong đó có không ít quy định vẫn còn gây tranh cãi và cần được nghiên cứu áp dụng một cách nghiêm túc để bảo vệ lợi ích cho các tổ chức tín dụng, như quy định về bán đấu giá tài sản, quy định về chấm dứt hợp đồng thuê khi xử lý thế chấp hay quy định về thế chấp quyền đòi nợ.

Nghị định số 30/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở cũng bổ sung một số quy định liên quan trực tiếp đến việc xử lý tài sản bảo đảm là nhà ở hình thành trong tương lai.

Thông tư số 09/2021/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 30 tháng 6 năm 2021 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2021 đã bổ sung quy định về hồ sơ chuyển quyền sở hữu bất động sản khi xử lý nợ có thế chấp.

Bên cạnh đó, ngành Tòa án  cũng ban hành hàng loạt các hướng dẫn và án lệ liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản. Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành một số hướng dẫn về xử lý tài sản bảo đảm trong thời gian qua và đặt ra không ít quan ngại cho các tổ chức tín dụng.

Khóa học giới thiệu cho các học viên bức tranh toàn diện nhất về xử lý tài sản bảo đảm thông qua việc phân tích các quy định pháp luật hiện hành, hướng dẫn của các Bộ, ngành liên quan cũng như trình bày về thực tiễn xét xử của các Tòa án và việc xử lý tài sản bảo đảm trong thực tế.

Các khó khăn, vướng mắc trong thực tế áp dụng cũng như biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro và bảo vệ quyền lợi của các tổ chức tín dụng sẽ được đề cập một cách có hệ thống với góc nhìn đa chiều, qua đó đưa lại cho các tổ chức tín dụng các phương án linh hoạt và hiệu quả để xử lý tài sản bảo đảm.

BankStar trân trọng kính mời Quý Đơn vị đăng ký cán bộ tham dự theo thông tin sau:

1. Mục đích khóa học: Cập nhật, phân tích các quy định mới nhất liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm, kết hợp nhuần nhuyễn với thực tiễn của quá trình giao kết hợp đồng tín dụng và giải quyết tranh chấp về tài sản bảo đảm, khoá học trang bị cho học viên nhận thức sâu sắc và đầy đủ về các khía cạnh pháp lý trong công tác xử lý tài sản bảo đảm, phát triển kỹ năng nhận biết sớm các rủi ro pháp lý để phòng ngừa kịp thời các rủi ro khi cấp tín dụng có bảo đảm, đồng thời, khoá học giúp học viên giải quyết tình huống thực tiễn và đưa ra những lưu ý thực tiễn khi xử lý TSBĐ.

2. Đối tượng tham dự: Lãnh đạo hội sở, chi nhánh, chuyên viên xử lý nợ, pháp chế, nghiệp vụ tín dụng, quản lý rủi ro, khách hàng, thẩm định, chính sách tín dụng và các cán bộ khác có liên quan tại các NHTM.

3. Nội dung chủ yếu: Xin xem phần nội dung đính kèm

4. Giảng viên:

– Thẩm phán Nguyễn Thị Thùy Dung, Thạc sỹ, NCS Luật, Chánh Toà kinh tế, Toà án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh.

Tiến sĩ, luật sư Bùi Đức Giang, chuyên gia hàng đầu về giao dịch bảo đảm, thành viên ban soạn thảo các nghị định hướng dẫn thi hành phần quy định về các biện pháp bảo đảm của Bộ luật dân sự 2015, với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tại nhiều công ty luật quốc tế, cũng như tư vấn độc lập cho nhiều ngân hàng về pháp luật giao dịch bảo đảm và về chính sách tài sản bảo đảm, là tác giả của về giao dịch bảo đảm được đăng tải trên các tạp chí uy tín tại Việt Nam, Pháp, Anh và Bỉ.

– Và chuyên gia có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về xử lý tài sản bảo đảm, Người mà đang công tác ở một trong các Ngân hàng TM xử lý TSBĐ tốt nhất tại Việt Nam.

Các giảng viên đã tham gia giảng dạy nhiều khóa học về pháp luật trong hệ thống tài chính–ngân hàng và là các chuyên gia về xử lý tài sản bảo đảm, được học viên đánh giá cao về kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn phong phú cũng như phương pháp truyền đạt sinh động, dễ hiểu.

5. Thời gian, hình thức học:

5.1. Thời gian: 02 ngày, 25 & 26/12/2021 (Thứ 7, Chủ nhật)

Buổi sáng: 8h30 – 11h30   *    Buổi chiều: 13h30 – 16h30

5.2. Hình thức học: Trực tuyến qua Microsoft Teams (Ban tổ chức sẽ gửi đường link qua email cho học viên chậm nhất vào 16h00 ngày 24/12/2021).

6. Học phí: 1.500.000đ/1 ngư­ời. (Giá ưu đãi để chia sẻ khó khăn cùng các Đơn vị trong giai đoạn hiện nay).

– Chuyển khoản: Vào tài khoản số: 05511.8186.8682 của Công ty TNHH Tư vấn và Đào tạo BankStar tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Chi nhánh Hai Bà Trưng.

7. Đăng ký tham dự và nhập học:

Danh sách học viên đăng ký tham dự của Quý Đơn vị (theo mẫu đính kèm) xin gửi về email cuongvnba@gmail.com của Công ty TNHH Tư vấn và Đào tạo BankStar trước 16h ngày 23/12/2021;

Xin vui lòng liên hệ: Công ty TNHH Tư vấn và Đào tạo BankStar,

Anh Nguyễn Đức Cương, Tel: 024.6652.8986 – Fax: 024.6652.8986 – DĐ: 0984.7799.68 – Email: cuongnd@bankstar.com.vn.

Xin trân trọng cảm ơn./.