Khóa học: Quản lý rủi ro pháp lý khi ngân hàng phát hành bảo lãnh và nhận bảo lãnh từ các cá nhân, doanh nghiệp trong hoạt động cấp tín dụng

Công ty TNHH Tư vấn và Đào tạo BankStar xin trân trọng cảm ơn Quý Đơn vị đã dành cho công ty chúng tôi sự tín nhiệm và hợp tác trong thời gian qua.

Ngày 3-12-2015, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành văn bản số 9233/NHNN-TD hướng dẫn một số điểm của Thông tư 07/2015/TT-NHNN ngày 25 tháng 06 năm 2015 về bảo lãnh ngân hàng (Thông tư 07) trong đó khẳng định cam kết bảo lãnh của ngân hàng phụ thuộc chặt chẽ vào hợp đồng cơ sở làm phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh. Điều này có ảnh hưởng đáng kể đến quan niệm và cách làm của nhiều ngân hàng trong nghiệp vụ bảo lãnh, vốn thường coi cam kết bảo lãnh của ngân hàng là cam kết bảo lãnh độc lập, không nhất thiết phải phụ thuộc vào việc có hay không có vi phạm mà ngân hàng sẽ thanh toán khi hồ sơ xuất trình phù hợp với yêu cầu nêu trong cam kết bảo lãnh, tương tự như cách tiếp cận của các tập quán quốc tế (URDG 758 & ISP98). Trong thực tế, các Tòa án cũng có xu hướng thụ lý ngày càng nhiều tranh chấp về bảo lãnh, đặc biệt là tranh chấp liên quan đến việc ngân hàng đòi tiền trả thay từ bên được bảo lãnh sau khi đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong bối cảnh Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng vẫn chưa chính thức công nhận tính độc lập của các cam kết bảo lãnh ngân hàng.

Thông tư số 13/2017/TT-NHNN ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 07 có khá nhiều quy định mới về bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.

Bên cạnh đó nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành như luật kinh doanh bất động sản, cũng có nhiều quy định liên quan trực tiếp tới một số loại bảo lãnh ngân hàng đặc biệt.

Thêm vào đó Bộ luật dân sự 2015 đã thay đổi căn bản chế định bảo lãnh đặt ra yêu cầu hoàn thiện các quy định nội bộ của ngân hàng cũng như các văn bản về bảo lãnh khi nhận bảo lãnh từ các doanh nghiệp hay các cá nhân.

BankStar tổ chức khoá học với chủ đề: “Quản lý rủi ro pháp lý khi ngân hàng phát hành bảo lãnh và nhận bảo lãnh từ các cá nhân, doanh nghiệp trong hoạt động cấp tín dụng” tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Xin trân trọng kính mời Quý Đơn vị đăng ký tham dự khoá học trên.

1. Mục đích khóa học: Khóa học được thiết kế theo hướng trình bày tổng quan về các khía cạnh pháp lý khác nhau của nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng và bảo lãnh theo Bộ luật dân sự 2015, phân tích các điểm hạn chế của pháp luật hiện hành, đánh giá các rủi ro đối với ngân hàng khi phát hành bảo lãnh nói chung và một số bảo lãnh đặc biệt nói riêng cũng như khi nhận bảo lãnh từ doanh nghiệp và cá nhân trong hoạt động cấp tín dụng có bảo đảm, đồng thời đưa ra một số giải pháp phòng ngừa hay giảm thiểu các rủi ro này. Khóa học còn bình luận trực tiếp một số mẫu văn bản bảo lãnh của một số ngân hàng và trang bị cho các học viên một số kỹ năng soạn thảo văn bản về bảo lãnh.

2. Đối tượng tham dự: cán bộ nghiệp vụ lãnh đạo; nhân viên pháp chế, nhân viên tín dụng, xử lý nợ và các cán bộ khác có liên quan tại các NHTM, Công ty Tài chính, Công ty cho thuê tài chính và các doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.

3. Nội dung chủ yếu của khóa học: Xin mời xem file đính kèm.

4. Giảng viên:

– Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật Basico, Trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế VIAC, Thành viên Câu lạc bộ Pháp chế Ngân hàng. Từng giữ các chức vụ: Phó Tổng giám đốc MaritimeBank, Giám đốc Pháp chế BaovietBank, Trưởng phòng Pháp chế VIB, Kiểm soát viên Vietinbank; và

– Tiến sỹ, Luật sư Bùi Đức Giang, thành viên Tổ biên tập dự thảo các nghị định về giao dịch bảo đảm (hướng dẫn áp dụng Bộ luật dân sự 2015), có kiến thức đặc biệt chuyên sâu về bảo lãnh, với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tại nhiều công ty luật có uy tín và doanh nghiệp lớn & giảng viên thỉnh giảng Đại học Luật Hà Nội và Đại học Ngoại thương.

Các giảng viên đã từng tham gia giảng dạy nhiều khóa đào tạo về pháp luật trong lĩnh vực tài chính–ngân hàng, được học viên đánh giá cao về kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn phong phú cũng như phương pháp truyền đạt sinh động, dễ hiểu.

5. Thời gian, địa điểm:

5.1. Tại Hà Nội: Khách sạn Tăng Bạt Hổ – số 1A Tăng Bạt Hổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Thời gian:     02 ngày, 05 & 06/4/2019 (Thứ 6 và Thứ 7)

5.2. Tại TP Hồ Chí Minh: Khách sạn Hoàng Phú Gia – 19c Bùi Thị Xuân, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh

Thời gian:     02 ngày 19 & 20/4/2019 (Thứ 6 và Thứ 7)

Buổi sáng: 8h30 – 11h30   *    Buổi chiều: 13h30 – 17h00

6. Học phí: 2.500.000đ/1 ngư­ời, có thể nộp bằng:

– Tiền mặt: Học viên nộp trực tiếp cho BTC khoá học khi nhập học.

– Chuyển khoản: Vào tài khoản số: 05511.8186.8682 của Công ty TNHH Tư vấn và Đào tạo BankStar tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Chi nhánh Hai Bà Trưng.

– Học viên tự lo chi phí ăn ở, phư­ơng tiện đi lại.

7. Đăng ký tham dự và nhập học:

Danh sách học viên đăng ký tham dự của Quý Đơn vị (theo mẫu đính kèm) xin gửi về Công ty TNHH Tư vấn và Đào tạo BankStar tại Hà Nội buổi sáng ngày 04/4/2019 và tại TP.HCM trước ngày 16/4/2019;

Vui lòng liên hệ: Công ty TNHH Tư vấn và Đào tạo BankStar

Anh Nguyễn Đức Cương, DĐ: 0984.7799.68 – Email: cuongvnba@gmail.com – Tel: 024.6652.8986  –  Fax: 024.6652.8986.

Xin trân trọng cảm ơn!